Tập đoàn Hoa Sen tổ chức diễn đàn kinh tế tư nhân Việt Nam – chuyên đề “Hội Nhập và Toàn Cầu Hóa”
- Tập đoàn Hoa Sen 7 lần liên tiếp được vinh danh Thương hiệu Quốc gia Việt Nam cho cả 3 nhóm sản phẩm Tôn Hoa Sen, Ống Thép Hoa Sen, Ống Nhựa Hoa Sen
- Ngành Xây dựng, Vật liệu xây dựng – TOP 3 ngành hàng tích cực truyền thông về chiến dịch CSR trên Mạng xã hội!
- LỄ KÝ KẾT HỢP TÁC CHIẾN LƯỢC GIỮA TẬP ĐOÀN HOA SEN (VIỆT NAM) VÀ SP GROUP (SINGAPORE) PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NĂNG LƯỢNG SẠCH TẠI CÁC NHÀ MÁY CỦA TẬP ĐOÀN HOA SEN TRÊN TOÀN QUỐC
Chương trình đã nhận được sự tham dự của đông đảo đại diện các doanh nghiệp tư nhân tại Việt Nam và các cơ quan thông tấn báo chí. Ông Lê Phước Vũ – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hoa Sen là người dẫn dắt chính của chương trình với vai trò Chủ tịch phiên.
Phiên Chuyên đề “Hội nhập và Toàn cầu hóa” được tổ chức tại Văn phòng đại diện Tập đoàn Hoa Sen
Chương trình là dịp để Ban tổ chức thu thập ý kiến của các doanh nghiệp về vấn đề “Làm thế nào để doanh nghiệp tư nhân khai thác được giá trị của khu vực mậu dịch tự do”. Cụ thể, chương trình đã thảo luận về các vấn đề, thách thức và khó khăn của doanh nghiệp tư nhân tại Việt Nam trong thời kỳ hội nhập và toàn cầu hóa, từ đó đưa ra giải pháp, khuyến nghị nhằm tháo gỡ vướng mắc hiện nay.
Ông Lê Phước Vũ – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hoa Sen là Chủ tịch phiên
Tại chương trình, Ông Lê Phước Vũ – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hoa Sen chia sẻ: “Doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài (FDI), mỗi bên giống như là 1 cái chân. Tuy nhiên, hiện trạng đang tồn tại là chân trái quá to còn chân phải bị teo. Trong khi đó, một nền kinh tế luôn phải có 2 chân cứng cáp thì mới đứng vững. Song, vấn đề hiện nay là chân phải đang quá yếu và thiếu. Cụ thể, doanh nghiệp tư nhân trong nước yếu về quản trị, tuổi non trẻ, kinh nghiệm sản xuất và thiếu về vốn. Sự khập khễnh ấy kéo dài quá lâu khiến cho thân thể của doanh nghiệp tư nhân ngày càng héo gầy. Điều ấy thể hiện qua số liệu kim ngạch xuất khẩu hàng năm, khu vực doanh nghiệp FDI đang chiếm 70%.”
Ông Lê Phước Vũ phát biểu tại chương trình
Giải thích đâu là nguyên nhân tạo ra hệ lụy ấy, Ông Lê Phước Vũ cho rằng do công tác quản lý của Nhà nước chưa thể hiện được tính minh bạch, bình đẳng giữa các thành phần doanh nghiệp. Trong khi đó, nếu không có sự minh bạch thì dễ dàng tạo ra sự méo mó, ảnh hưởng đến môi trường cạnh tranh chung của nền kinh tế.
Tại chương trình, các doanh nghiệp rất đồng ý với ý kiến của Ông Lê Phước Vũ và trình bày những khó khăn như: tiếp cận nguồn vốn, chịu chi phí đầu vào quá cao như chi phí đất đai, tín dụng, lãi suất ngân hàng và nhiều khoảng phí phải gánh chịu khác,…. Đồng thời, các doanh nghiệp cũng bày tỏ sự mong muốn việc xây dựng cơ chế chính sách trong thời gian tới nên quan tâm đến kinh kế tư nhân nhiều hơn, cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho mọi doanh nghiệp hoạt động. Tiếp đó, sớm tháo gỡ những khó khăn đang tồn tại để doanh nghiệp có sức bậc mạnh hơn trong buổi đầu hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu.
Đại diện các doanh nghiệp đóng góp ý kiến tại chương trình
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cho rằng, Chính phủ cần có những chính sách đảm bảo sự phát triển của cộng đồng Doanh nhân Việt Nam nhanh hơn. Để nâng cao năng lực cho doanh nghiệp trong nước phải giải quyết đồng nhất ba vấn đề: người lao động, năng lực quản trị hành chính Nhà nước và ý thức của cộng đồng doanh nghiệp. Hiện nay, Chính phủ đang có nhiều động thái muốn đồng hành cùng doanh nghiệp để đẩy doanh nghiệp tư nhân lên vị trí cao hơn. Song ý thức luôn đòi hỏi việc vận hành đi kèm. Vì vậy, vấn đề cốt lõi là phải có nguồn lực có năng lực. Để có nguồn nhân lực làm việc tốt đòi đòi hỏi sự đồng nhất và chuẩn về năng lực từ cấp trên xuống cấp dưới. Do vậy, Diễn đàn kinh tế Tư nhân Việt Nam sẽ diễn ra trong thời gian tới nên tập trung vào những vấn đề kiến nghị đến việc lập pháp, điều hành của Chính phủ và hoạt động của cơ quan hành pháp.
Có nhiều ý kiến đóng góp được đông đảo cộng đồng doanh nghiệp ủng hộ
Theo đánh giá chung của Diễn đàn Kinh tế tư nhân đưa ra, trước thềm năm 2018, ba đặc trưng lớn của của tiến trình hội nhập sâu sắc mà nền kinh tế Việt Nam sẽ đối mặt, đó là: kết thúc thời kỳ chuyển tiếp của các cam kết gia nhập WTO, bước vào sân chơi lớn với Hiệp định đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) có hiệu lực và Hiệp định Thương mại Tự do EC Việt Nam có hiệu lực. Khi này, áp lực cạnh tranh sẽ còn lớn hơn rất nhiều. Rồi, những lợi thế hiện nay, chỉ có những công ty FDI tận dụng được vì họ có năng lực cạnh tranh tốt hơn doanh nghiệp trong nước.
Cuối chương trình, Ông Lê Phước Vũ cho rằng, khi hội nhập, mới thấy được cái yếu của chúng ta và chưa khi nào tính minh bạch lại quan trọng như thời điểm này. Kiến nghị là việc mà doanh nghiệp phải làm nhưng từng doanh nghiệp phải tự bảo vệ mình. Do đó, doanh nghiệp cần thích nghi với điều kiện của nền kinh tế chung. Điều quan trọng và ý nghĩa nhất là trong cùng một điều kiện mà doanh nghiệp nào có sự nỗ lực, sáng tạo thì có được kết quả tốt hơn.
Ông Lê Phước Vũ cho rằng, khi hội nhập, mới thấy được cái yếu của chúng ta và mỗi doanh nghiệp cần nỗ lực và sáng tạo hơn
Tổng Cố vấn Diễn đàn Kinh tế Tư nhân Việt Nam, Ông Đào Huy Giám cũng cho biết, các vấn đề trao đổi và kiến nghị của doanh nghiệp tại Diễn đàn kinh tế Tư nhân Việt Nam sẽ được tập hợp gửi lên các cơ quan chức năng quản lý có thẩm quyền giải quyết.
Tổng Cố vấn Diễn đàn Kinh tế Tư nhân Việt Nam – Ông Đào Huy Giám phát biểu tại chương trình
Hiện nay, một vấn đề mà cộng đồng doanh nghiệp đang kỳ vọng đó là sự bất bình đẳng trong nền kinh tế sẽ sớm được tháo gỡ trong thời gian tới. Như nhận xét của các doanh nghiệp, gần đây, Chính phủ đã có những thông điệp rõ rệt trong việc đối xử công bằng giữa các đối tượng doanh nghiệp trong nền kinh tế. Như vậy, tạo dựng môi trường thông thoáng, minh bạch, công bằng, bình đẳng là điều mà cộng đồng doanh nghiệp tư nhân đang trông chờ.