Thép cán nóng là gì? Giải pháp bảo quản vật liệu trước những tác nhân khắc nghiệt từ môi trường
- THỊ TRƯỜNG VẬT LIỆU XÂY DỰNG MÙA CAO ĐIỂM: VÀNG THAU LẪN LỘN
- Thép hộp mạ kẽm: Lựa chọn tối ưu cho mọi công trình xây dựng
- Hợp kim sắt là gì? Một số thiết bị chuyên dụng dùng để sản xuất hợp kim sắt
Thép là vật liệu gắn liền với đời sống và các hoạt động sinh hoạt của con người. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều sản phẩm hoàn thiện được tạo ra từ thép. Vậy, thép cán nóng là gì? Hãy cùng Hoa Sen Group tìm hiểu qua bài viết sau đây!
Nội dung chính
Thép cán nóng là gì?
Thép cán nóng, còn có tên tiếng Anh là hot rolled steel, là loại thép được gia công và tạo hình ở nhiệt độ cao, vượt quá 1000°C (cao hơn nhiệt độ kết tinh của thép).
Khi nhiệt độ vượt quá mức 1000°C, thép trở nên mềm dẻo hơn và độ cứng của nó giảm đi. Đây chính là thời điểm lý tưởng để thực hiện các quy trình gia công và tạo hình thép.
Vật liệu này được ứng dụng rộng rãi trong đời sống, công trình công nghiệp, trung tâm thương mại… Đặc biệt là lĩnh vực sản xuất các thành phẩm phụ trợ cơ điện như giá đỡ, dây cáp, dây điện…
Đặc tính ưu việt của vật liệu
Dễ bảo quản: nhờ khả năng chống chịu tốt với các tác động tiêu cực của môi trường, nên việc bảo quản thép cán nóng khá dễ dàng. Nó có thể được sử dụng và bảo quản ngoài trời trong các điều kiện khí hậu khắc nghiệt mà không cần biện pháp bảo vệ hay che chắn.
Độ bền cao: với độ bền cao và ít bị ảnh hưởng bởi các tác động của môi trường nên thép cán nóng được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, bao gồm công nghiệp ô tô, sản xuất tôn lợp, gia công cơ khí, cán xà gồ và xây dựng dân.
Dễ uốn, dễ tạo hình: tác động của nhiệt độ ảnh hưởng đến cấu trúc vi mô của thép cán nóng, khiến cho thép trở nên dẻo và có độ bền cao hơn, từ đó dễ dàng uốn cong và tạo hình, đáp ứng các yêu cầu sử dụng.
Điều chỉnh kích thước: thép cán nóng có tính linh hoạt trong việc điều chỉnh kích thước, hình dáng và khả năng hàn gắn lại vết nứt ở nhiệt độ và áp suất cao.
Chịu lực tốt: vật liệu này có khả năng chịu lực tốt, chịu được trọng lượng lớn và ít bị cong vênh, méo trong quá trình sử dụng.
Giá thành thấp hơn thép cán nguội: quá trình chế tạo thép cán nóng ở nhiệt độ cao không bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố cũng như yêu cầu làm nóng lại thép như trong quá trình sản xuất thép tấm cán nguội. Do đó, thép cán nóng có khả năng sản xuất nhanh hơn và với giá thành rẻ hơn.
Quy trình sản xuất thép cán nóng
Quy trình sản xuất thép cán nóng đa số sẽ trải qua 4 giai đoạn chính, cụ thể:
Giai Đoạn 1:
- Trước hết, đưa các nguyên liệu đầu vào như quặng sắt, quặng thiêu kết, quặng viên và các chất phụ gia như than cốc, đá vôi vào lò nung.
- Đối với phế liệu, cũng được nung nóng đến nhiệt độ nhất định để chuyển thành dòng kim loại nóng chảy.
Giai Đoạn 2:
- Sau khi kim loại được nung nóng chảy sẽ được đưa đến lò cơ bản hoặc lò hồ quang điện. Tại đây, kim loại nóng được xử lý, loại bỏ tạp chất và tạo ra sự cân đối giữa các thành phần hóa học.
- Đây là quá trình quan trọng để xác định phân loại thép thuộc mác nào.
Giai Đoạn 3:
Sau khi hoàn thành giai đoạn 2, dòng kim loại sẽ được chuyển đến lò đúc phôi. Tại đây, sẽ có ba loại phôi chính được đúc, bao gồm phôi thanh, phôi phiến và phôi bloom.
- Phôi thanh có kích thước tiết diện 100×100, 125×125, 150×150 và độ dài từ 6 đến 12 mét. Loại phôi này thường được sử dụng trong việc sản xuất thép xây dựng.
- Phôi phiến được sử dụng để chế tạo các loại thép hình, thép cán nóng và thép cán nguội.
- Phôi bloom là loại phôi tổng hợp có thể thay thế cho hai loại phôi trên.
Giai Đoạn 4:
Phôi thép sẽ được chuyển đến các nhà máy chuyên dụng để sản xuất ra thành phẩm:
- Chuyển phôi đến nhà máy thép hình (section mill) tạo ra các sản phẩm thép: ray (thép đường sắt), sheet pile (thép cọc màn), shape (thép hình), bar (thép thanh xây dựng).
- Chuyển phôi đến nhà máy thép dây (wire rod mill) cán thành thép cuộn trơn dùng trong xây dựng.
- Chuyển phôi đến nhà máy thép tấm (plate mill) để cán thành thép tấm đúc.
- Chuyển phôi đến nhà máy thép cán nóng, phôi sẽ được cán thành thép cuộn cán nóng hoặc thép tấm cắt. Trong quá trình cán nóng, thép ở nhiệt độ cao, nếu muốn cán thành thép cán nguội, cần làm lạnh thép đến mức phù hợp và tiếp tục cán giảm độ dày. Đây là giai đoạn cuối cùng của quy trình sản xuất thép và quyết định liệu sản phẩm là thép cán nguội hay cán nóng.
- Các nhà máy thép cán nóng cũng có thể chuyển sản phẩm thép cuộn cán nóng trực tiếp đến nhà máy cán thép ống hàn.
Phân biệt thép cán nóng và cán nguội
Giữa thép cán nóng và cán nguội có đặc tính cơ học và khả năng ứng dụng cũng khác nhau, cụ thể:
Tiêu chí | Thép cán nóng | Thép cán nguội |
---|---|---|
Độ dày | 0,9 mm trở lên | 0,15 - 2,1 mm |
Bề mặt | Bề ngoài thô, có cấu trúc sần sùi, màu sắc xanh đen đặc trưng và không có tính thẩm mỹ cao. | Trắng sáng, có màu xám ghi đặc trưng và độ bóng cao |
Mép biên | Mép biên sắc, thường được xén thẳng | Hai biên cuộn thường có dạng bo tròn, sau một thời gian sử dụng dễ bị xù xì và bị biến màu, rỉ sét. |
Dung sai | Dung sai của thép cán nóng lớn do trong quá trình sản xuất, khi nhiệt độ của thép tăng rồi sau đó giảm dần, dẫn đến hiện tượng biến dạng tự nhiên và khó kiểm soát. | Dung sai nhỏ hơn nhờ việc kiểm soát nhiệt độ trong quá trình sản xuất và ảnh hưởng của các dung dịch làm mát. |
Bảo quản | Thép cuộn cán nóng có thể để được ngoài trời trong thời gian dài mà không cần che phủ. | Để quá trình bảo quản tốt, nên đặt thép trong nhà và bọc bề mặt nó bằng một lớp che phủ, tránh trầy xước. |
Trên đây là những chia sẻ liên quan đến thép cán nóng. Hoa Sen Group hy vọng những thông tin này đã giúp Quý bạn đọc giải đáp được câu hỏi “thép cán nóng là gì”. Ngoài ra, Quý bạn đọc có thể tìm hiểu thêm về các sản phẩm và kênh phân phối, hoặc cập nhập về tình hình xuất khẩu thép của Tập đoàn Hoa Sen.
Hoa Sen Group